Chẩn đoán Béo phì ở thú cưng

Bệnh béo phì được chẩn đoán bằng cách đo trọng lượng hay tính toán các chỉ số thể trạng. Kiểm tra bằng cách nắn xương, ngang lưng, đuôi và đầu, sau đó so sánh các chỉ số trên với chỉ số tiêu chuẩn cho giống chó hoặc giống mèo. Khi trọng lượng của thú cưng vượt quá 10-15% tiêu chuẩn được coi là chó mèo bị béo phì. Chỉ số của những con chó béo phì sẽ vượt trên tiêu chuẩn khoảng 10 đến 15%, nhưng ở chó, việc tăng quá trọng lượng cho phép ở mức 5%, chúng đã có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Ngoài ra, riêng đối với mèo, một số dấu hiệu sau đây chứng tỏ chúng đang thừa cân hoặc đã bị chứng béo phì:

Một con mèo lười béo phì
  • Ngáy, khó thở: Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có tác động tới toàn bộ hệ thống sức khỏe của mèo. Mèo mắc béo phì thường gặp khó khăn trong việc thở đều đặn và có thể nghe thấy và nhận ra điều này. Sự thiếu hụt oxy ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống sinh sống thiết yếu của mèo và có thể dẫn tới những vấn đề tích lũy như nhồi máu cơ tim, gan mãn tính hay bệnh về thận.
  • Ù lì, lười vận động (con mèo lười): Mèo giảm ham thích chơi đùa, kém lanh lợi, khi mèo bắt đầu có tuổi, chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn. Mèo thừa cân hay béo phì ảnh hưởng tới xương, khớp và dây chằng, viêm xương khớp là bệnh thường thấy ở mèo béo phì. Mèo bị hụt chân khi đi lại có thể đang trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp hay vấn đề về xương sống.
  • Da bóng dầu và lông bám gàu: Mèo bị thừa cân khó có thể tự chải chuốt hàng ngày, đối với mèo bị béo phì thì điều này hầu như là không thể. Vấn đề trên diễn ra càng lâu thì tình trạng của da và lông của chúng càng trở nên xấu hơn. Lượng dầu dư thừa và gàu có thể phát triển tới bệnh viêm da. Mèo để lại dấu vết cơ thể trên ga trải giường trong thời gian dài có thể đang mắc chứng béo phì.
  • Táo bónviêm đường tiết niệu: Mèo đi ngoài là việc khó khăn và căng thẳng đối với mèo thừa cân hay béo phì. Ngồi xổm làm cho xương sống và khớp nối của chúng chịu áp lực không ngừng nghỉ. Những con mèo không thể tự vệ sinh cho chính mình phải chịu đựng sự ảnh hưởng tới tuyến hậu môn hay bệnh viêm đường tiết niệu.

Với những con mèo cân đối, có thể nhìn thấy phần xương sống trên lưng và chạm vào xương sườn của chúng khá dễ dàng. Nếu phải ấn mạnh mới thấy thì mèo cưng đã hơi mĩm. Khi nhìn từ trên xuống, có một vòng eo khá dễ nhận biết tạo ra từ mặt sau của xương sườn và hông của thú cưng. Còn nhìn từ phía bên, sẽ thấy cơ bụng hốp lại, từ phần cuối lồng ngực vào đến má trong đùi. Nếu không đáp ứng được những dấu hiệu trên thì có thể là đã thừa cân. Khi quan sát từ phía trên đầu, thân mèo thường có xu hướng gập vào ở giữa đoạn xương sườn và hông. Quan sát từ phía bên, bụng một con mèo có cân nặng bình thường hình thành đường khá thẳng nối từ xương sườn tới hông. Nếu bụng mèo bị sa thấp xuống khi đưa mắt tiến gần vào phần hông thì rất có thể lúc đó mèo đã bị thừa cân hay béo phì.

Tăng cân, tích lũy mỡ thừa ở một hay một số bộ phận cơ thể, không có khả năng hoặc lười vận động, các chỉ số cơ thể trên mức bình thường. Để phân biệt có thể dùng cách đơn giản khi dùng tay chạm vào xương sườn, nếu không có cảm giác tầng lớp, cho thấy đã bị béo phì. Chó mèo bị chứng béo phì còn có những đặc điểm sinh lý khác khi nhìn chúng từ trên xuống hoặc khi chúng lắc trái phải, phần bụng sẽ nhô ra, hai bên bụng và xương sườn sẽ có diện tích mỡ rộng. Lúc đi đường lắc trái phải, không có bước đi bình thường, có nhiều ngấn thịt.